Võ khí công dưỡng sinh vn: khỏe toàn diện thể chất và tinh thần

Võ khí công dưỡng sinh với tôn chỉ: “Tu tâm- Dưỡng tính- Rèn thân”, với mục đích chính là luyện tập để bảo kiện thân thể, nhằm đạt đến mục tiêu: Minh tâm, cường thân, tu dưỡng đạo đức, sống, sinh hoạt thuận đạo tự nhiên, tôn trọng sự sống, tôn trọng luân lý, trật tự xã hội. 

Môn thể dục hoàn bị

anh minh hoa

 

(Ảnh minh hoạ)

Phương pháp tập luyện của Võkhí công dưỡng sinh là môn thể dục hoàn bị nhất đầy đủ 4 yếu tố: Giáo dục: rèn luyện con người có ý chí, tinh thần tập thể, có kỷ luật cao, rèn luyện đức tính, cảm hóa được người; Võlực: làm mạnh gân cốt, bảo vệ thân thể; Y thuật: vận động huyết thịt, mài luyện gân cốt, điều hòa hô hấp, đúng cách và hợp lý; Thẩm mỹ: làm đẹp hình thể. Bốn yếu tố này đúng với tôn chỉ của thể thao, ngoài ra còn tạo hứng thú cho người luyện tập, bởi sự mới lạ, tranh đua mà không nhàm chán như một số môn thể thao khác, vì bản thân Võkhí công dưỡng sinh tập luyện dễ dàng, lại không cần những đòi hỏi cao, ai tập cũng được. Khi hữu sự ngoài đời thì không bị thua thiệt. Luyện võkhí công dưỡng sinh được khỏe thân, lợi nhà, ích quốc, cho nên ai cũng thích luyện tập.

Có thể nói rằng Võkhí công dưỡng sinh phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi, giai tầng xã hội, từ những người lao động chân tay, cho tới lao động trí óc.

Các thể dụng luyện tập

Võ khí công dưỡng sinh là môn quyền pháp luyện cả thân tâm, rèn luyện toàn bộ cơ thể, kết hợp luyện nội khí và ngoại lực. Về phương pháp luyện tập Võkhí công dưỡng sinh có hai phương diện luyện tập là : “Văn quyền” và “Võquyền”.

Dụng thể “Võquyền” thì thể thức thi triển không gò bó, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, cương nhu uy dũng, lấy cương làm chủ, chiêu pháp kín đáo, đa biến, chặt chẽ, chuyên dùng luyện tập để tâm trí minh mẫn, trí óc tư duy phát triển tốt, dung mạo sáng láng, thân thể khỏe mạnh cường kiện, thân thể nhanh nhẹn, linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy trong mọi trường hợp, khi cần tự vệ chỉ cần khéo léo ra tay là có thể chế ngự đối phương chỉ trong chiêu thức. Thể luyện tập này phù hợp với những người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên, cần tăng trường những tố chất cơ thể, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, tính linh hoạt và phản ứng nhanh nhạy nâng cao năng lực cá nhân, những người thực hiện các công tác vũ trang, nhân viên công vụ, nhân viên pháp lý, lực lương bảo vệ…

Dụng thể “Văn quyền” thì thể thức nhỏ, khéo, hòa hoãn, động tác chậm rãi nhu hòa, lấy nhu làm chủ, tư thế đẹp, giàu tính nghệ thuật, thẩm mỹ, quyền pháp liên hoàn, trong nhu có cương, miên lý tàng kim (trong bông giấu kim).

Khi luyện rèn thuần thục thì nội khí sung mãn, các cơ năng, hệ thống thần kinh, tuần hoàn, quan tiết phát triển mạnh mẽ, kinh lạc thư sướng, khí huyết lưu thông, lợi cho việc phát triển các cơ quan nội quan, kình lực hùng hậu có lợi cho việc dưỡng khí, luyện thân, dưỡng thần, giúp cho việc phát triển trí óc, tư duy, thân thể khỏe mạnh, có sức dẻo dai lâu bền, tăng tính nhẫn nại giúp cho việc trường sinh khoản lão (sống lâu chậm già), ít bệnh tật, tâm trí thông sáng. Luyện tập thể này phù hợp với giới tri thức, các nhà nghiên cứu, nhân viên văn phòng, các nhà sư phạm… với độ tuổi trung, lão niên.

Chữa bệnh không dùng thuốc

Ngoài những ưu điểm như tính toàn diện, tính hiệu quả, tính an toàn, thích hợp, dễ học, tốn ít thời gian, võkhí công dưỡng sinh có một đặc tính vô cùng quý giá, là chữa bệnh không dùng thuốc. Đối với những người còn trẻ tuổi khỏe mạnh việc rèn luyện Võkhí công dưỡng sinh có tác dụng tăng cường sức khỏe, sức đề kháng bệnh tật cao, để cơ thể luôn khỏe mạnh, trí óc luôn minh mẫn thiết nghĩ chẳng có gì tốt hơn. Với những người có tuổi ở lứa tuổi trung, lão niên, do tuổi tác, sinh hoạt, công tác lâu ngày thường gây mỏi mệt cơ thể, tinh thần bị sa sút từ đó dễ mang bệnh vì thiếu sự vận động rèn luyện và không điều độ trong sinh hoạt công tác, đối với một số bệnh mạn tính như thấp khớp, suy nhược thần kinh, chứng béo bệu, cao huyết áp, đau dạ dày, bệnh đái đường, chứng xơ vữa động mạnh, bệnh đau tim, hen suyễn …Những bệnh này đều là sản phẩm của thần kinh căng thẳng trong xã hội hiện đại.

Võkhí công dưỡng sinh thông qua việc thư giãn đại não, hòa thuận hô hấp, vận động vừa phải có thể nhằm trúng, ngăn chặn được nguyên nhân phát sinh ra những bệnh tật trên, giải quyết được căn bản, có tác dụng trị bệnh tận gốc khiến cho người bị bệnh, khôi phục lại sức khỏe.

Lời khuyên đối với người luyện tập

Chúng ta nên tuân hành chương trình luyện tập trong dài hạn. Để tránh tình trạng chán nản và gián đoạn. Không nên vội vã, mà phải cho phép việc tập luyện hội đủ thời gian để tiến đến những mục tiêu mong đợi của chúng ta. Trong đó, mục tiêu chính yếu là những gì để cải thiện cho thân thể và tinh thần của chúng ta trở nên lành mạnh hơn. Chức năng tim phổi sẽ tốt hơn, cơ thể trở nên mềm dẻo linh động hơn, sức mạnh cơ bắp của tứ chi được gia tăng, tính nhẫn nại và sức chịu đựng dẻo dai của cơ thể tiến bộ hơn.

Nên có một hay nhiều người bạn cùng tập luyện với nhau. Vì những người cùng chung tập luyện có thể khuyến khích và là động lực thúc đẩy cho nhau; cũng như, tình thân hữu đượm màu xây dựng, tương thân tương trợ, sẽ khiến cho những buổi tập thêm nhiều hứng thú và bền lâu hơn. Mặc dù mức độ tiến bộ của mỗi người có thể không giống nhau.

Nên đề phòng tổn thương trong lúc tập: Trong 10 người bắt đầu chương trình tập, có khoảng 6 người bỏ cuộc trong 6 tuần lễ đầu tiên, thường do cơ thể bị tổn thương. Sự tổn thương có thể được đề phòng bằng việc sắp xếp thời gian mỗi buổi tập cách nhau 24-48 tiếng đồng hồ. Hơn nữa, người ta nên ngưng tập lập tức, nếu họ cảm thấy bị đau nhức bất cứ nơi nào trong cơ thể.

Tóm lại, ngoài mục đích cải thiện và nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất; nhất là chức năng tim phổi, tính mềm dẻo linh động, sức mạnh cơ bắp, sức chịu đựng dẻo dai, việc phác họa một chương trình tập luyện thể dục tốt cần phải có những việc chuẩn bị cần thiết như sau:

1-Nên tham khảo với bác sĩ để được khám sức khỏe trước khi rèn luyện;

2-Nên chọn môn tập thích hợp;

3-Nên bắt đầu tập với cường độ chậm và nhẹ, rồi tăng tiến dần dần;

4-Nên tập luyện thường xuyên;

5-Nên tránh gián đoạn và dứt bỏ việc tập vì chán nản;

Dù sao đi nữa, việc tuân hành chương trình tập luyện Võkhí công dưỡng sinh, thường xuyên, sẽ tạo cho chúng ta có một thói quen lành mạnh, đầy hứng thú tích cực lạc quan trong đời sống hàng ngày.

Võ Lâm Phật Gia Việt Nam

Chưởng võ phái

Võ sư: Lý Băng Sơn